Capsaicin là thành phần chính tạo nên vị cay nóng cho bột ớt, cũng là nguyên nhân gây bỏng khi bột ớt dính trên da, mắt, miệng,.. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời, sẽ gây hại cho vùng da đó và cảm giác khó chịu kéo dài. Dưới đây là một vài mẹo vặt giúp bạn xử lý khi không may bị bột ớt dính vào mắt, miệng, da tay, da mặt.
Xem thêm: Gia vị cay nóng và những lợi ích với sức khỏe không phải ai cũng biết
Cách sơ cứu khẩn cấp khi bị bỏng do ớt bột
Trị bỏng ớt ở miệng
Bỏng ớt ở miệng là khi ta có cảm giác nóng rát ở vùng lưỡi hoặc cả khoang miệng, thậm chí là ở cổ họng gây sặc, khiến chúng ta ho rất nhiều.
Một vài loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này.
Sữa tươi: Nhiều người nghĩ đến việc uống nước lọc để giảm độ cay. Nhưng thực tế, sữa tươi mới có thể trung hòa được vị cay của ớt. Chất béo trong sữa có khả năng hòa tan capsaicin. Đồng thời, protein trong sữa có thể hút capsaicin, khiến phân tử này nổi lên trên bề mặt lưỡi để làm dịu cơn đau rát. Cần lưu ý là dùng sữa để lạnh sẽ có tác dụng nhanh hơn so với sữa ở nhiệt độ thường.
Dầu dừa, dầu oliu: Ngoài sữa tươi, bạn có thể ngậm dầu dừa hoặc dầu oliu. Các chất có trong các loại dầu này đều có khả năng làm trung hòa capsaicin, giúp phân hủy nhiệt và làm giảm cảm giác nóng rát.
Nước chanh: cũng có thể làm giảm độ cay, nhờ các phản ứng giữa axit trong chanh với capsaicin, làm phân hủy nhiệt sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Khi uống nước chanh để giảm cay nóng, bạn không nên cho nhiều đường. Hoặc bạn có thể ngậm một lát chanh mỏng thay vì uống nước chanh, để mang đến hiệu quả tốt hơn.
Sau khi dùng một trong các cách nói trên, bạn nên bổ sung các loại trái cây, rau củ tươi để làm giảm khả năng bị nhiệt miệng như dưa chuột, xà lách,…
Trị bỏng ớt ở mắt
Bỏng cay ở mắt có thể xảy ra nhiều hơn khi cắt thái ớt tươi, tay bạn chưa được làm sạch đã vô tình chạm lên mắt. Tuy vậy, nếu dùng ớt bột mà không cẩn thận, bạn cũng rất dễ bị cay mắt. Vậy hãy xử lý bằng cách dùng sữa tươi thoa lên vùng mắt.
Dùng miếng bông tẩy trang nhúng vào sữa lạnh và chườm lên vùng mắt bị nóng rát trong vài phút. Làm liên tục như vậy cho đến khi bạn cảm thấy đỡ hơn. Sau đó, tùy mức độ bỏng rát, bạn có thể đi khám bác sĩ để tránh những hệ quả đáng tiếc về sau.
Trị bỏng ớt trên da tay
Khả năng bị bỏng ớt trên da xảy ra khi da tay tiếp xúc nhiều với ớt. Nếu không xử lý kịp thời thì vùng da dễ bị bỏng nặng, dẫn đến phồng rộp gây mất thẩm mỹ. Đừng lo lắng nếu như bạn áp dụng ngay các biện pháp sau:
Dùng nước rửa bát: cho một chút nước rửa bát ra tay, pha loãng với nước và xoa nhẹ lên vùng da bị bỏng rát. Thành phần capsaicin trong ớt sẽ phản ứng với các chất trong nước rửa bát, làm giảm độ nóng rát.
Tương tự như khi bị bỏng ớt trên mắt, miệng, sữa tươi, dầu oliu hay dầu thực vật cũng có tác dụng làm giảm cảm giác đau rát. Đừng quên rửa sạch tay để loại bỏ dầu khỏi tay nhé.
Cách đơn giản để phòng chống bỏng do ớt bột
- Dùng găng tay, đeo khẩu trang khi dùng bột ớt để ướp đồ ăn hay nêm nếm. Nếu không có găng tay, bạn có thể dùng túi ni lông để bọc tay lại trước khi dùng ớt bột.
- Nên để bột ớt trong tủ lạnh vài phút trước khi sử dụng, có thể làm giảm độ hăng cay.
- Khi dùng ớt bột nên hòa với nước hoặc nước xốt, để hơi cay đỡ xộc lên mắt mũi.
- Tập ăn cay với mức độ vừa phải.
Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trên UniSpice để có thêm những mẹo hay khi sử dụng gia vị nhé!
Có thể bạn quan tâm: 6 gia vị tốt cho sức khỏe không thể thiếu trong căn bếp của mỗi nhà