Gừng là nguyên liệu vô cùng quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, gừng còn có nhiều vai trò khác trong chế biến như khử mùi hôi, tẩm ướp thực phẩm hay làm tăng hương vị cho nhiều món ăn. Ngày nay, nhiều gia đình ưu tiên sử dụng bột gừng vì sự tiện lợi, dễ bảo quản và sử dụng được lâu dài. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách làm bột gừng tại nhà vô cùng đơn giản, đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình.

Chuẩn bị nguyên liệu

Các tiêu chí chọn mua gừng

Gừng dùng để làm bột gừng nên chọn những củ gừng có màu hơi sẫm, da sần sùi, có mùi thơm đặc trưng. Khi xắt gừng ra, lõi gừng nhiều xơ, có màu vàng tươi đẹp mắt và đường vân tròn rõ nét. Bạn nên chọn mua gừng sẻ thay vì gừng trâu, vì khi chế biến, gừng sẻ có mùi thơm hơn.

Các tiêu chí chọn mua bột gừng

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại gừng với mệnh giá khác nhau. Một số loại gừng có giá khá rẻ nhưng chất lượng không đảm bảo để làm bột gừng. Đó là những củ gừng có vỏ trơn bóng, trông mọng nước, có màu vàng nhạt và ít xơ. Nếu chọn phải những củ gừng như vậy, lượng bột gừng thành phẩm sẽ không đảm bảo vì trong quá trình chế biến, gừng sẽ hao hụt khá nhiều. Đó cũng là lý do bạn nên cân nhắc về lượng gừng củ làm bột gừng. Thông thường, 8kg gừng tươi sẽ làm được khoảng 1kg bột gừng.

Dụng cụ thực hiện cần chuẩn bị

Để làm bột gừng thì công cụ hỗ trợ không thể thiếu bao gồm: thiết bị xay, thiết bị sấy khô và dụng cụ bảo quản.

  • Về thiết bị xay: tùy vào nhu cầu, bạn có sử dụng máy xay sinh tố hoặc máy xay chuyên dụng. Máy xay chuyên dụng thường được sử dụng để làm bột gừng với số lượng lớn hơn.
  • Về thiết bị sấy khô: lò nướng hay nồi chiên không dầu đều có thể sử dụng được. Với những gia đình có nhu cầu cao hơn, thì nên dùng máy sấy chuyên dụng để đạt hiệu suất cao.

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế gừng
Trước hết, bạn dùng dao cạo để làm sạch vỏ rồi mang đi rửa sạch với nước.
Sau khi để ráo, bạn thái gừng thành từng lát mỏng có độ dày 3mm hoặc nhỏ hơn để sấy gừng khô nhanh hơn. Không thái mỏng quá sẽ làm hao hụt lượng tinh dầu có trong gừng.

Sơ chế gừng

Bước 2: Sấy khô
Nếu dùng lò nướng để sấy khô gừng, bạn chỉnh nhiệt độ sấy là 150 độ C trong khoảng 45 phút, đồng thời hé mở cửa lò để gừng không bị cháy quá. Lưu ý, khi xếp gừng vào khay không xếp quá dày, nên kiểm tra thường xuyên và đảo đều 2 mặt lát gừng.
Nếu dùng nồi chiên không dầu, bạn chỉnh nhiệt độ sấy là 135 độ C trong khoảng 45 phút.
Có thể sấy gừng bằng cách phơi khô tự nhiên từ 1-2 ngày nắng. Tuy nhiên, cách này hơi mất thời gian và không đảm bảo được màu vàng nâu đẹp mắt của gừng sau khi sấy.

Bước 3: Làm bột gừng
Khi gừng đã khô đều, xay nhuyễn gừng lát bằng máy xay. Khi bột gừng nhuyễn mịn là được. Bột gừng sau khi sấy có thể còn hơi ẩm, bạn có thể trải ra giấy bạc để bay bớt hơi ẩm.
Một lưu ý nhỏ nên dùng rây để lọc bột gừng, vì trong quá trình sấy có thể nhiều lát gừng nhỏ còn sót lại. Bạn nên chia thành nhiều đợt xay cho đến khi bột gừng đạt độ nhuyễn mịn như mong muốn.
Bột gừng thành phẩm sẽ có màu vàng nâu đẹp mắt, tơi mịn, cần được bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy kín để sử dụng lâu dài.

Làm bột gừng

Với cách làm bột gừng đơn giản trên đây, mong rằng bạn đọc sẽ có được thành phẩm như ý và đừng quên sử dụng bột gừng hằng ngày để nâng cao sức khỏe nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ bài viết này!

Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Go Top
Messenger
Gọi trực tiếp
WhatsApp
Zalo