Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mà nguyên nhân chủ yếu là do sự rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể. Tiểu đường có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến thận, tim mạch, hệ thần kinh, võng mạc,…. Tuy nhiên, nếu người bệnh có thể kiểm soát tốt đường huyết trong cơ thể thì có thể ngăn ngừa được các biến chứng nói trên. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều bí kíp hữu ích về cách kiểm soát đường huyết để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường nhé. 

Thực hiện một chế độ ăn uống phù hợp

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, một chế độ ăn kiêng quá khắt khe mà không nắm được các nguyên tắc dinh dưỡng có thể khiến cho người bệnh thiếu dưỡng chất cần thiết, cơ thể mệt mỏi. Theo đó, trong thực đơn ăn uống của người bệnh cần lưu ý những nguyên tắc sau:

Giảm lượng carbohydrate

Giảm lượng carbohydrate tinh chế trong thực đơn, vì lượng carb cao có thể khiến tuyến tụy tiết ra lượng insulin cao hơn, làm giảm độ nhạy insulin trong các thụ thể tế bào. Một số ví dụ về carbs tinh chế cần tránh bao gồm bánh mì trắng, bánh ngọt, nước ngọt và nhiều loại thực phẩm chế biến khác. Thay vào đó, hãy bổ sung nguồn carb có lợi cho sức khỏe từ các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, rau xanh, trái cây họ cam quýt, quả hạch,…

Thực phẩm giàu carb có lợi trong việc kiểm soát đường huyết

Ăn nhiều chất xơ hơn

Chất xơ cũng nên là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của bạn, vì chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carbs. Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan bao gồm bột yến mạch, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây tươi (táo, lê, dâu tây, việt quất,…) sẽ tốt cho người bệnh hơn.

Uống đủ nước

Người bệnh nên chú ý uống nhiều nước, vì nước giúp thải lượng đường dư thừa và chất độc có thể khiến thận của bạn bị quá tải. Bên cạnh đó, nước cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Cố gắng uống nhiều nước hơn trong ngày, có thể thay nước lọc bằng nước ép từ trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất.

Uống đủ nước có lợi cho việc kiểm soát đường huyết

Hạn chế thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm chứa nhiều đường có thể làm thận của bạn hoạt động quá sức và làm tăng lượng đường trong máu. Kẹo, trái cây sấy khô, bánh ngọt, thực phẩm chế biến sẵn là những thực phẩm có hàm lượng đường cao mà người bệnh nên tránh. Nếu cần thêm đường, thay vì dùng đường trắng hãy sử dụng các chất tạo ngọt tự nhiên như bột quế, mật ong, đường dừa, mật mía, đường chà là,,… Không chỉ tạo vị ngọt, những gia vị nói trên còn giàu hàm lượng chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.

Sử dụng các chất tạo ngọt thay thế đường trắng để kiểm soát đường huyết

Duy trì một lối sống lành mạnh

Tập luyện đều đặn

Hãy bắt đầu tập thể dục bằng cách đi bộ quanh khu nhà của bạn. Khi thể lực của bạn được cải thiện, nên bắt đầu tăng cường độ tập luyện để tối đa hóa lợi ích cho sức khỏe. Tập luyện sức bền, đi bộ nhanh, chạy, bơi, khiêu vũ và đi bộ đường dài đều là những bài tập lý tưởng cho những ai muốn giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên và duy trì cân nặng hợp lý.

Kiểm soát sự căng thẳng

Kiểm soát căng thẳng giúp kiểm soát đường huyết

Căng thẳng làm tăng mức độ hormone căng thẳng cortisol, có thể dẫn đến mất cân bằng lượng đường trong máu và nhiều hormone khác. Các cách giảm căng thẳng đã được chứng minh là tập thể dục thường xuyên, thiền, tập yoga, hít thở sâu, nghe nhạc, dành thời gian cho gia đình, dành thời gian cho việc chăm sóc bản thân và các sở thích cá nhân. Chỉ cần 10 đến 30 phút mỗi ngày thực hành đều đặn một hoặc nhiều hoạt động nói trên có thể cải thiện sức khỏe tổng thể.

Bệnh tiểu đường rất khó để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh thì người bệnh vẫn có thể duy trì một sức khỏe tốt lâu dài.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ bài viết này!

Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Go Top
Messenger
Gọi trực tiếp
WhatsApp
Zalo