Tăng cân khi mang thai là điều cần thiết cho bất kì ai khi mang bầu, để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu tăng cân quá nhiều cũng sẽ khiến thai phụ đối mặt với nhiều nguy cơ như tiểu đường thai kì, khó sinh,… Ngược lại, tăng cân quá ít dễ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trong tử cung, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng,.. Vậy mức cân nặng lý tưởng khi mang thai để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh là bao nhiêu? Cùng UniSpice tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Mức cân nặng hợp lý cho mẹ bầu khi mang thai

Không có một tiêu chuẩn chung về cân nặng đúng với tất cả phụ nữ mang thai. Điều quan trọng là đảm bảo được sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, tham khảo ý kiến của bác sĩ là điều mà mẹ bầu nào cũng cần làm, để xác định số cân nặng phù hợp nhất.

Mức cân nặng hợp lý cho mẹ bầu khi mang thai

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo mức cân nặng hợp lý dựa vào chỉ số BMI (là thước đo chỉ số khối cơ thể) dựa vào công thức: 

BMI= cân nặng/(chiều cao x chiều cao)

Theo đó, chỉ số BMI dao động từ 18.5 – 23 là tốt nhất cho sức khỏe, vừa đảm bảo cho mẹ một cơ thể khỏe đẹp khi mang thai, vừa tránh được những trường hợp dị tật cho thai nhi. Dựa vào chỉ số BMI, các mẹ có thể điều chỉnh mức tăng cân trong suốt thai kì để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. 

+ Tình trạng thiếu cân (BMI < 18), mẹ cần tăng thêm 12-18kg trong suốt thai kỳ.

+ Tình trạng cân nặng bình thường (18 < BMI < 25), mẹ cần tăng thêm 11-16kg trong suốt thai kỳ.

+ Tình trạng thừa cân (BMI > 25), mẹ chỉ cần tăng thêm 7-11kg trong suốt thai kỳ.

Chế độ dinh dưỡng giúp mẹ bầu tăng cân khi mang thai một cách khoa học

Trong 3 tháng đầu thai kì

Ba tháng đầu là giai đoạn quan trọng, tạo tiền đề phát triển cho thai nhi trong 6 tháng tiếp theo. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan chính như tủy sống, não, tim, phổi, gan,… nên việc tăng cường chất dinh dưỡng trong thời kì này đặc biệt quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khắc phục tình trạng nghén là điều mà mẹ bầu cần làm để đạt mục tiêu tăng từ 1-2kg trong 3 tháng đầu thai kì.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Các chất dinh dưỡng cần thiết:

Protein: mẹ bầu cần bổ sung từ 10-18g protein/ngày từ thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, hạt,.. để phát triển tế bào mô thai, phát triển tử cung, tuyến vú và tăng thể tích tuần hoàn cho mẹ. 

Sắt: góp phần làm tăng thể tích máu, vì vậy 15g sắt cho mẹ mỗi ngày qua các thực phẩm như thịt bò, tim, gan, cật, rau xanh,… là không thể thiếu. 

Canxi: đóng vai trò quan trọng để hình thành xương, răng cho thai nhi và giúp cho mẹ đỡ đau nhức xương. Đó là lý do trong chế độ ăn uống của mẹ bầu, cần chú ý bổ sung canxi từ sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ,…

Axit folic: là dưỡng chất cần thiết giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ. Mẹ bầu có thể bổ sung qua các loại rau có lá màu xanh đậm (cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi,..), vừng, lạc, thịt gia cầm, nội tạng động vật (tim, gan,..)

Vitamin D, C: đây là các loại vitamin hỗ trợ hấp thụ canxi cho mẹ và bé. Mẹ bầu có thể tắm nắng sớm để hấp thu vitamin D, ăn thêm các loại rau xanh, trái cây như bưởi, cam, quýt,.. để bổ sung vitamin C.

Mẹo giúp mẹ bầu đỡ nghén:

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, nên ăn ít để tránh đầy bụng.
  • Không ăn đồ ăn nhiều gia vị, giàu chất béo, đồ chiên xào, chất kích thích như rượu, cà phê…
  • Sử dụng bột gừng hoặc gừng tươi khi chế biến món ăn, làm đồ uống có thể giúp giảm cảm giác nôn nghén.

Mẹp giúp mẹ bầu đỡ nghén

Trong 6 tháng cuối thai kì

Đây là khoảng thời gian thoải mái hơn với mẹ bầu, cũng vì vậy mà mẹ bầu cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi phát triển toàn diện. Nhu cần bổ sung năng lượng sẽ tăng thêm thêm 360 kcal/ngày. Về cơ bản, các chất dinh dưỡng cần thiết tương tự như giai đoạn 3 tháng đầu, nhưng cần chú ý về lượng calo cần cung cấp mỗi ngày để đảm bảo duy trì mức 0,4kg/ tuần đối với phụ nữ có cân nặng bình thường. Với phụ nữ thiếu cân, tốc độ tăng cân nên duy trì ở mức 0,5kg/tuần.Trong khi đó, mức cân nặng phù hợp cho phụ nữ thừa cân là 0,3 kg/tuần. Thai phụ có thể tăng khoảng 4-5 kg trong 3 tháng cuối, vì đây là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh. 

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ bầu có thêm nhiều thông tin hữu ích để có một thai kì khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ bài viết này!

Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Go Top
Messenger
Gọi trực tiếp
WhatsApp
Zalo