Màu sắc là yếu tố góp phần tạo nên giá trị cảm quan cho món ăn, giúp món ăn thêm bắt mắt và hấp dẫn. Nhiều người vẫn băn khoăn không biết làm thế nào để mình có những món ăn với nhiều màu sắc khác nhau mà vẫn đảm bảo an toàn. Bởi hiện nay trên thị trường có nhiều loại bột, phẩm màu không rõ nguồn gốc và không tốt cho sức khỏe. Đừng lo lắng, hôm nay UniSpice sẽ giới thiệu đến mọi người các cách tạo màu cho món ăn bằng những nguyên liệu tự nhiên, hứa hẹn sẽ giúp việc nấu ăn của bạn thêm thú vị và an toàn.

Màu thực phẩm tự nhiên là gì?

Để làm nổi bật màu sắc của đồ ăn, thức uống người ta thường dùng màu thực phẩm để tăng giá trị thẩm mỹ và cảm quan cho chúng. Màu thực phẩm được chia thành 2 nhóm lớn là màu thực phẩm tự nhiên và màu thực phẩm nhân tạo. Phẩm màu nhân tạo (phẩm màu tổng hợp) được tạo ra bằng các phản ứng hóa học, chỉ sử dụng ở mức độ cho phép, thường không tốt cho sức khỏe. Còn màu thực phẩm tự nhiên được chiết xuất và chế biến từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng. Ngoài ra, màu thực phẩm chế biến từ tự nhiên nên có thể bổ sung được lượng các vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.

Màu thực phẩm tự nhiên là gì

Một số cách tạo màu cho món ăn bằng nguyên liệu tự nhiên

1. Màu đỏ

Gấc

Gấc là một loại quả phổ biến được sử dụng để tạo màu đỏ cho món xôi truyền thống trong ngày cưới, giỗ, Tết. Phần được dùng nhiều nhất trong quả gấc là phần thịt và phần hạt. Thịt gấc đem sấy hoặc phơi thật khô sau đó xay nghiền thành bột để thêm vào các món bánh, nấu xôi rất tiện lợi. Không những tạo màu sắc đẹp mắt, sử dụng bột gấc còn bổ sung được lượng vitamin A đáng kể.

Hạt điều đỏ

Hạt điều đỏ được dùng để tạo màu sắc cho món ăn bằng cách nghiền thành bột hoặc được trích thành dầu điều. Bột hạt điều thắng cùng dầu ăn tạo ra màu đỏ như màu gạch tôm dùng để nấu các món bò kho, bún bò Huế, bún riêu cua hoặc quay các loại thịt cho màu đỏ rất đẹp.

Hạt điều đỏ

2. Màu vàng

Nghệ

Dùng nghệ tạo màu cho đồ ăn và thức uống, bạn có thể sử dụng ở cả dạng tươi và dạng bột. Nếu là bột nghệ thì bạn thêm trực tiếp vào món ăn còn nếu là nghệ tươi, bạn có thể giã dập, giã nát để lấy nước, cắt lát hoặc xay nhuyễn sau đó mới thêm vào món ăn. Màu vàng ươm bắt mắt của nghệ được ứng dụng để tạo màu cho nhiều món bánh ngọt, bánh xèo, cà ri, các món kho,…

Nghệ

Cà rốt

Nếu như muốn món ăn của mình có màu vàng cam sáng thì bạn có thể lựa chọn cà rốt để tạo màu. Hãy chọn cà rốt củ to, vàng tươi thái thành lát mỏng rồi phơi hoặc sấy khô, sau đó xay nghiền thành bột để dễ sử dụng và bảo quản. Bột cà rốt chứa nhiều beta carotene giúp cơ thể chuyển hóa vitamin A rất tốt cho mắt và da.

3. Màu xanh lá

Lá dứa 

Lá dứa hay còn gọi là lá nếp rất dễ trồng và phổ biến ở nhiều địa phương. Loại lá này cho màu xanh lá rất đẹp, dịch chiết xuất dễ tan trong nước, có độ bền màu ở nhiệt độ cao vì vậy rất thích hợp để tạo màu sắc cho món ăn. Lá dứa được xay nhỏ vắt lấy nước hoặc phơi nghiền thành bột để tạo màu. Bột lá dứa không chỉ cho màu sắc đẹp mà còn thoang thoảng hương thơm, đặc biệt phù hợp để làm bánh.

Lá dứa

4. Màu nâu

Bột quế

Nhắc đến bột quế người ta nghĩ ngay đến gia vị tạo mùi hương thơm nồng cho nhiều món ăn và đồ uống. Nhưng ít ai biết rằng, bột quế còn là nguyên liệu tự nhiên giúp tạo màu nâu rất đẹp và hấp dẫn. Việc sử dụng bột quế trong chế biến thực phẩm không những tạo hương vị, màu sắc mà còn đảm bảo an toàn và tốt cho sức khỏe.

Bột quế

5. Tạo màu tím

Lá cẩm

Lá cẩm là nguyên liệu chủ yếu được lựa chọn để tạo ra sắc tím vì nó không có mùi vị, không độc hại lại bền màu với nhiệt độ cao. Để tạo màu tím cho món xôi nếp truyền thống hay các món bánh, bạn chỉ cần rửa sạch lá và xay với ít nước sau đó vắt lấy nước cốt hoặc đun lá cẩm với lượng nước cần dùng.

Xem thêm: Sử dụng gia vị và thảo mộc nấu ăn đúng cách

Chia sẻ bài viết này!

Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Go Top
Messenger
Gọi trực tiếp
WhatsApp
Zalo