Ngày 20/8 vừa qua Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) vừa ra thông báo thu hồi một số lô mì ăn liền do Acecook Việt Nam sản xuất do có sử dụng Ethylene Oxide, là chất bị cấm dùng trong thực phẩm bán tại châu Âu và một số quốc gia vùng lãnh thổ khác như Australia – New Zealand. Song song với đó là việc sàn thương mại điện tử, Amazon cũng đã gửi thư thu hồi các sản phẩm này đến những khách hàng đã mua qua sàn. Amazon thông báo: Quyết định do Hệ thống Cảnh báo Nhanh về Thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi châu Âu (RASFF) ban hành. Khách hàng sau khi hoàn hàng sẽ được sàn trả lại tiền.
Việc Ireland thu hồi sản phẩm của Acecook nối dài chuỗi sự kiện các nước châu Âu đang phải đối mặt với nhiều vụ thu hồi liên quan đến ethylene oxide hơn sau khi chất này được phát hiện trong phụ gia thực phẩm được sử dụng trong một loạt sản phẩm. Bỉ lần đầu tiên đưa ra báo động vào tháng 9 năm 2020 về ethylene oxide trong các sản phẩm từ Ấn Độ với hạt mè. Những vụ thu hồi liên quan này vẫn đang tiếp tục với hàng nghìn mặt hàng thông thường và hữu cơ có hạn sử dụng dài như ngũ cốc, sô cô la, bánh quy, bánh mì, bánh quy giòn, gia vị và bánh mì tròn bị ảnh hưởng.
Đây không phải lần đầu tiên Acecook vướng phải việc sản phẩm bị thu hồi vì có chất cấm. Trước đó, sản phẩm phở bò ăn liền Peacook của Acecook do chứa hàm lượng Benzopyrene – xếp loại nhóm 1 về chất gây ung thư – vượt quá giá trị tiêu chuẩn trong dầu hương liệu đã bị bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) cùng cơ quan chức năng cũng thu hồi và xử lý.
Vậy Ethylene Oxide là gì?
Có thể nhiều người không để ý tới EO, nhưng nó được sử dụng khá rộng rãi trong khử trùng, như khử trùng thực phẩm, dệt may, thuốc và thiết bị phẫu thuật. Ngay như chiếc khẩu trang chúng ta sử dụng hàng ngày, ngay bao bì bên ngoài, có thể đọc được dòng chữ khử trùng bằng Ethylene Oxide. Ethylene oxide là một chất khử trùng gây ung thư, gây đột biến và tái độc. Chất này được sử dụng để làm giảm hoặc loại bỏ sự ô nhiễm vi sinh với Salmonella hay sử dụng để xử lý một số loại thực phẩm trước khi xuất khẩu. Châu Âu không cho phép sử dụng ethylene oxide để khử trùng thực phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng ethylene oxide được cho phép trong cây lương thực trong một giới hạn nhất định ở một số nơi khác trên thế giới ví dụ như thị trường Ấn Độ, Mỹ, Canada…
Trước những thông tin về việc sản phẩm của công ty có chứa chất Ethylene Oxide đại diện Công ty Acecook Việt Nam khẳng định lô hàng bị thu hồi là sản phẩm xuất khẩu, không liên quan đến những sản phẩm nội địa tại Việt Nam. Công ty cũng khẳng định không sử dụng công nghệ Ethylene Oxide ở bất kỳ công đoạn sản xuất nào. Họ cũng đã làm việc với các nhà cung cấp nguyên vật liệu và được khẳng định “không sử dụng Ethylene Oxide trong quy trình sản xuất”.
“Doanh nghiệp đang tiến hành phân tích, kiểm tra và điều tra trên diện rộng ở các nguyên liệu, thiết bị, quy trình liên quan để nhận định nguyên nhân và sẽ có biện pháp đối ứng kịp thời”, Acecook thông tin.
Việc phía FSAI thu hồi sản phẩm có lẽ sẽ làm nhiều người nhớ tới trước đó một đại diện mì khác đến từ châu Á cũng phải thu hồi sản phẩm và điều tra về quy trình sản xuất do Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Ủy ban châu Âu (RASFF) đã tìm thấy ethylene oxide trong mì ăn liền của Nongshim bán ở Đức. Tuy nhiên sau khi điều tra Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc cho biết họ tìm thấy 2-chloroethanol (2-CE) trong một số gói gia vị và nguyên liệu thô của hai nhãn hiệu mì ăn liền của Hàn Quốc xuất khẩu sang châu Âu không đủ để gây hại. Hàn Quốc chưa có quy định giới hạn EO trong thực phẩm. Nhưng qua sự cố này, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc đã quy định tiêu chuẩn giới hạn tạm thời dưới 30 mg/kg, thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 10 mg/kg.
(Nguồn: https://www.koreabiomed.com/news/articleView.html?idxno=11934)
Những vấn đề còn bỏ ngỏ ở vụ việc của ACECOOK
Đứng từ góc nhìn khách quan của một công ty truyền thông và bài học của các nhãn hàng khác như Nongshim là ví dụ tiêu biểu chúng ta hãy khoan thai chậm rãi, đừng vội kết tội Acecook mà cũng suy xét 2 vấn đề chính sau sau.
- Đầu tiên là nguồn gốc về thông tin thu hồi chỉ chứa hình ảnh bao bì một số loại thực phẩm ăn liền, không nói rõ hàm lượng tồn dư, và hàm lượng tồn dư tối đa cho phép (MRL) là bao nhiêu
(Nguồn:https://webwiser.nlm.nih.gov/substance?substanceId=52&identifier=Ethylene%20Oxide&identifierType=name&menuItemId=22&catId=24)
2. Giả sử kết quả kiểm tra Acecook có phát hiện ra chất ethylene oxide, thì dư lượng đó trong mì Hảo Hảo là bao nhiêu? Nếu dựa trên thông tin mì khô bị thu hồi bởi Norway trong thời gian gần đây: 0.052 ppm (mg/kg) thì với dư lượng này, sản phẩm của Hảo Hảo vẫn được chấp nhận ở thị trường Mỹ và Canada:
(Nguồn: https://webgate.ec.europa.eu/…/screen/notification/49309
https://www.eurofins.vn/…/analysis-of-ethylene-oxide…/)
Tóm lại, tuỳ theo quy định tiêu chuẩn EO của từng quốc gia, một gói mì ở châu Á thì an toàn, sang Canada cũng sẽ an toàn, đến Mỹ khắt khe hơn chút, nhưng sang châu Âu thì rất dễ bị thu hồi. Hơn nữa, việc nhiều đơn vị đưa tin khi chưa tìm hiểu rõ thực hư gây hoang mang rất lớn trong dư luận khi không chỉ có sản phẩm của ACECOOK mà thực phẩm bị thu hồi vì chứa ethylene oxide khá đa dạng và có nguồn gốc đến từ nhiều nước khác nhau (Hà Lan, Australia, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Ấn, Hàn,…)
(Nguồn: https://webgate.ec.europa.eu/rasff-window/screen/list)
Hơn nữa, việc nhiều đơn vị đưa tin khi chưa tìm hiểu rõ thực hư gây hoang mang rất lớn trong dư luận khi không chỉ có sản phẩm của ACECOOK mà thực phẩm bị thu hồi vì chứa ethylene oxide khá đa dạng và có nguồn gốc đến từ nhiều nước khác nhau (Hà Lan, Australia, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Ấn, Hàn,…):
(Nguồn: https://webgate.ec.europa.eu/rasff-window/screen/list)
Còn đối với công ty ACECOOK nói chung và nhiều công ty chế biến và xuất khẩu lương thực, thực phẩm nói chung sự việc lần này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo rằng nếu muốn tận dụng lợi thế EVFTA xuất khẩu thực phẩm vào thị trường châu Âu thì các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ càng hơn về cả công nghệ chế biến bảo quản, lẫn công nghệ phân tích các chất tồn dư.
(Nguồn: https://www.foodsafetynews.com/2021/07/ethylene-oxide-scandal-spreads-to-food-additive/)