Giai đoạn ăn dặm là thời điểm thích hợp cho bé làm quen với gia vị, vừa phát triển vị giác của con, vừa tạo nền tảng cho thói quen ăn uống lành mạnh sau này. Nhưng tùy vào mỗi giai đoạn phát triển, việc sử dụng gia vị cho bé ăn dặm cần có sự điều chỉnh phù hợp để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như giúp bé ăn uống tốt hơn, hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ phần nào “gỡ rối” cho bố mẹ về vấn đề này. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Thời điểm thích hợp để nêm gia vị cho bé ăn dặm
Bé có thể bắt đầu ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển tương đối hoàn chỉnh để hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn ngoài sữa mẹ. Dù vậy, khi bé mới tập ăn dặm, mẹ không nên sử dụng bất kì gia vị nào vào đồ ăn của bé. Bởi lẽ, việc dùng gia vị quá sớm hoặc dùng không phù hợp sẽ làm rối loạn vị giác và gây hại cho thận của bé. Vì vậy, hãy để trẻ tập làm quen với hương vị tự nhiên từ thịt, cá, rau củ quả trước từ nguồn nguyên liệu tươi sạch và an toàn.
Khi bé được hơn 1 tuổi là thời điểm thích hợp để nêm gia vị vào đồ ăn dặm cho bé. Nếu bé nhà bạn đang ở giai đoạn này, thì bạn nên tìm hiểu kỹ về các loại gia vị nên và không nên dùng cho bé.
Xem thêm: Hướng dẫn mẹ cách nêm gia vị cho món ăn dành cho trẻ
Hiểu đúng về các loại gia vị dùng cho bé ăn dặm
Gia vị nào nên tránh
Muối, đường, bột ngọt là những gia vị mẹ không nên sử dụng và chỉ được dùng với một lượng dưới 900 mg muối/ngày khi bé đã hơn 1 tuổi. Những gia vị này nếu dùng quá sớm có thể ảnh hưởng trực tiếp chức năng thận của bé, là nguyên nhân của chứng biếng ăn và các vấn đề sức khỏe khác như béo phì, tiểu đường hay tim mạch ở trẻ về sau. Trong khi đó, thực phẩm cho bé ăn dặm đã có một hàm lượng natri nhất định, chúng không hề nhạt nhẽo như chúng ta hay nghĩ và như vậy là đủ đối với bé.
Những gia vị được khuyến khích sử dụng
Trên thực tế, gia vị cho bé ăn dặm không chỉ bó hẹp với muối, đường hay bột ngọt. Những gia vị tự nhiên có nguồn gốc thảo mộc nên là lựa chọn hàng đầu của các mẹ. Bởi lẽ, chúng không chỉ làm tăng thêm hương vị cho món ăn, mà còn có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bé.
- Nghệ: với tác dụng chống viêm và khử trùng tự nhiên, nghệ giúp giảm ho và cảm lạnh ở trẻ.
- Quế: quế có vai trò hỗ trợ tiêu hóa và cũng là một chất chống oxy hóa rất tốt.
- Tỏi: tỏi có tính kháng khuẩn, là một chất chống viêm tốt và rất giàu vitamin C.
- Hạt tiêu, Gừng: gừng được xem là phương thuốc tự nhiên hữu hiệu để chống lại chứng ho và cảm lạnh ở trẻ, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Các loại rau gia vị (thì là, húng quế, hương thảo, rau mùi, tía tô…): không chỉ chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin A, vitamin B, khoáng chất (sắt, kẽm, magie,..), rau gia vị còn kích thích phát triển khứu giác cho bé và hỗ trợ tiêu hóa. Bạn cũng có thể dùng để trang trí món ăn cho thêm phần hấp dẫn hơn.
Cần lưu ý gì khi nêm gia vị cho bé ăn dặm
- Hãy bắt đầu nêm gia vị với một lượng rất nhỏ và quan sát phản ứng của bé. Khi bé đã quen với hương vị đó thì mới tăng dần lượng gia vị.
- Mẹ cũng nên nếm thử để đảm bảo món ăn không quá nhạt hay quá mặn với bé, vì vị giác của bé nhạy cảm hơn người lớn rất nhiều. Nếu vừa khẩu vị của mẹ thì chắc chắn là quá đậm vị với bé.
- Để bé có thời gian thích nghi với một loại gia vị trước khi thử gia vị mới.
- Chuẩn bị các gia vị thảo mộc đúng cách: bạn nên xay nhuyễn hoặc băm nhỏ các loại rau gia vị để bé dễ ăn hơn, tránh trường hợp bị mắc nghẹn. Các gia vị khác nên được sử dụng dưới dạng bột để bé dễ ăn hơn.
Gợi ý một số cách kết hợp với gia vị mẹ có thể áp dụng:
- Táo, chuối kết hợp với bột quế
- Khoai lang với bột thảo quả
- Súp bí ngô với một chút gừng
- Thịt bò với bột tỏi, tiêu
- Thịt gà và lá hương thảo
Xem thêm: