Có thể nói rằng gia vị chính là nhân tố tạo nên nét tinh túy của món ăn. Giống như các món mặn, gia vị cũng là thành phần quan trọng trong chế biến món ăn chay. Việc thêm gia vị vào món chay sẽ giúp cho món ăn vốn đơn điệu trở nên ngon miệng và hấp dẫn hơn.

Xem thêm: Một số lưu ý khi chế biến món ăn chay

Gia vị thường dùng cho các món chay

So với các món mặn, gia vị dùng cho món chay không đa dạng bằng nhưng về cơ bản vẫn gồm những loại như muối, đường, giấm, gừng, ớt… Các gia vị được sử dụng có nguồn gốc từ thực vật, là sản phẩm của hoa, lá, hạt, quả tự nhiên.

Gia vị thường dùng cho món chay

Đối với những người xuất gia thường không dùng 5 loại gia vị gọi là Ngũ vị tân bao gồm hành, hẹ, tỏi, kiệu, hưng cừ (một loại gia vị có mùi tương tự như tỏi). Bởi theo quan niệm của đạo Phật, những gia vị cay nóng này khi ăn sẽ làm cho cơ thể có mùi khó chịu, tâm tính dễ nóng nảy, không an tâm mà tu. Còn đối với những người ăn chay trường, ăn chay kì thì vẫn có thể sử dụng những gia vị này.

Gia vị tạo mùi

Trong các món chay, gia vị không được dùng như một cách để khử mùi mà là để tạo mùi.

– Vì món chay thường được chế biến theo hướng thanh đạm cho nên các gia vị như ớt hay tiêu chỉ được nêm ở mức độ vừa phải, không quá đậm như món mặn. Thay vì sử dụng ớt tươi, người ta thường dùng ớt khô để giảm bớt phần nào vị cay.

Hạt tiêu được góp mặt trong nhiều món chay ở Việt Nam. Tiêu đen và tiêu sọ được dùng để làm món chả chay. Bột tiêu đen được lựa chọn để ướp tàu hũ, mì căn, nấm hoặc rắc trực tiếp lên các món cháo, súp, xào, kho.

– Gừng có tính ấm trong khi rau củ có tính hàn, vậy nên hai nguyên liệu này thường được kết hợp trong các món chay. Khi thêm vào món ăn, gừng có thể sử dụng ở cả dạng tươi và dạng bột gừng.

Sả cũng là gia vị phổ biến trong món ăn chay. Sả băm được dùng cho món đậu hũ muối sả ớt, mì căn xào, nấm kho hay cà ri chay.

– Để có thể “tiệm cận” với món mặn, các gia vị như quế, hoa hồi, đinh hương, hạt mùi cũng được dùng để nấu phở chay theo cách thức tương tự. Quế ngoài sử dụng để nấu phở chay còn được thêm vào trà, các loại đồ uống nóng. Đinh hương được sử dụng ở dạng bột để tạo mùi thơm cho nhiều loại bánh. Ở phương Tây và Ấn Độ, hạt mùi hay hạt thì là cũng được sử dụng khá phổ biến trong các món chay.

Gia vị tạo màu

Tạo màu sắc cho các món chay rất quan trọng bởi nguyên liệu chính làm nên món ăn đa phần là bột và đậu, thường chỉ màu trắng sữa rất đơn điệu. Việc bổ sung các loại gia vị có khả năng tạo màu giúp món chay trở nên phong phú và hấp dẫn hơn.

Gia vị tạo màu

Quế, bột ớt, bột nghệ, bột lá cỏ xạ hương hay hương thảo là các gia vị thường được lựa chọn để tạo màu sắc cho món chay. Không những giúp bổ sung hương vị, tạo màu sắc hấp dẫn, những gia vị có nguồn gốc tự nhiên này còn đặc biệt tốt cho sức khỏe.

Xen thêm: Cách tạo màu cho món ăn bằng các nguyên liệu tự nhiên

Gợi ý một số món ăn thanh đạm, bổ dưỡng cho người ăn chay

Canh nấm hầm bí đỏ

Các loại nấm như nấm đông cô, nấm rơm, nấm kim châm tuy có lượng calo thấp nhưng lại chứa nhiều chất xơ và vitamin B1, B2, A, D, E. Còn bí đỏ được biết đến là quả rất giàu vitamin A, C. Khi thưởng thức món ăn được kết hợp hai nguyên liệu này sẽ giúp người ăn chay bổ sung được lượng lớn các vitamin thiếu hụt.

Canh nấm hầm bí đỏ

Khổ qua xào đậu hũ và cà rốt

Rau củ thường là nguyên liệu phổ biến trong các món chay. Tuy nhiên bạn cần kết hợp làm sao để tạo nên món chay đủ chất nhất. Cà rốt chứa nhiều vitamin A, vitamin C trong khi đậu và mướp đắng chứa nhiều protein. Sự kết hợp của các nguyên liệu này sẽ giúp người ăn chay có được hệ miễn dịch tốt nhất.

Súp đậu đỏ

Món súp đậu đỏ thơm ngon, thanh mát thích hợp để ăn vào những ngày hè nóng nực. Đậu đỏ được biết đến với tác dụng thanh lọc cơ thể, bảo vệ đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Ăn món súp thường xuyên có thể giúp bạn có một cơ thể cân đối và làn da khỏe mạnh.

Súp đậu đỏ

Phở chay

Phở chay là món ăn được nhiều tín đồ ăn chay lựa chọn cho bữa sáng. Món phở có vị ngọt thanh từ các loại rau củ, hương thơm hấp dẫn từ các gia vị và thảo mộc. Món chay được chế biến từ nhiều loại rau củ nên vẫn bảo đảm dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon mà không gây ngán.

Canh rong biển

Rong biển là nguồn cung cấp chất béo omega-3 và vitamin B12 dồi dào. Ngoài ra nó cũng chứa một lượng vitamin A, C, E, các khoáng chất folate, kẽm, natri, canxi và magie cùng một số loại axit amin thiết yếu của cơ thể. Rong biển nấu canh lạ miệng, hấp dẫn sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho người ăn chay.

Chia sẻ bài viết này!

Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Go Top
Messenger
Gọi trực tiếp
WhatsApp
Zalo