Viêm là phản ứng tự nhiên, bảo vệ cơ thể khỏi các chấn thương hoặc nhiễm trùng. Viêm thường có biểu hiện sưng đỏ, nóng và đau nhức. Dẫu vậy nếu tình trạng viêm kéo dài sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đến các cơ quan trong cơ thể. Trong bài viết này, UniSpice sẽ chia sẻ cho bạn các loại “thuốc” kháng viêm tự nhiên quen thuộc, dễ kiếm.

Viêm có nguy hiểm không?

Viêm có tác dụng chống lại các tác nhận gây hại cho cơ thể. Viêm có hai loại: Viêm cấp tính và viêm mãn tính. 

Viêm cấp tính là phản ứng bảo vệ cơ thể với nhiễm trùng hoặc chấn thương. Viêm cấp tính sẽ chữa lành các tổn thương của cơ thể và phục hồi lại chức năng bình thường của mô. 

Nếu tính trạng viêm nhiễm diễn ra trong thời gian dài sẽ trở thành viêm mãn tính. Viêm mãn tính là kết quả của nhiễm trùng, bệnh tự miễn và dị ứng.

Các gia vị chống viêm an toàn, hiệu quả

Có nhiều thực phẩm giúp chống viêm và đau mãn tính. Như axit béo omega-3 có trong cá, một số loại hạt hay socola đều có tác dụng chống viêm mạnh mẽ.

Bên cạnh các thực phẩm trên, việc bổ sung thêm các loại gia vị tự nhiên trong món ăn cũng là biện pháp chống viêm hiệu quả.

1. Nghệ

bot-nghe-mat-ong

Thành phần chính trong nghệ – Hợp chất Curcumin có tác dụng chống viêm rất mạnh. Trong y học cổ truyền, nghệ được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc nam hỗ trợ giảm đau mãn tính và chống đau nhức. 

Đặc biệt, khác với các loại thuốc kháng viêm Steroid, nghệ không gây hại cho hệ tiêu hóa khi sử dụng lâu dài.

Để nghệ phát huy hết tác dụng chống viêm, giảm đau, bạn có thể sử dụng nghệ để pha trà nghệ gừng, nghệ quế, dùng trực tiếp với mật ong hoặc đắp bột nghệ lên vùng bị đau. 

2. Gừng

Gừng là gia vị “quốc dân” được dùng trong nhiều món ăn. Gừng có thể sử dụng ở dạng bột hoặc gừng tươi. Loại gia vị này còn được sử dụng như loại “thuốc tự nhiên” điều trị bệnh đau dạ dày, đau đầu và nhiễm trùng.

Trong nhiều thế kỷ qua cùng các nghiên cứu khoa học, đặc tính chống viêm của gừng đã được công nhận rộng rãi.

3. Quế

tra-que-duong

Quế là gia vị phổ biến được sử dụng để kích thích hương vị cho các món nướng, món bánh. Ngoài tác dụng tạo nên sự hấp dẫn cho món ăn, quế còn được mọi người sử dụng khi cần chống viêm và làm dịu vết sưng tấy.

Một cách đơn giản bạn chỉ cần rắc một lượng quế vừa đủ vào cà phê, trà hoặc ngũ cốc ăn sáng.

4. Tỏi

Tỏi đã được chứng minh có đặc tính chống viêm và làm dịu các triệu chứng của viêm khớp. Dù không có tác dụng tức thì, sử dụng tỏi thường xuyên sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe. 

Sử dụng tỏi tươi hoặc bột tỏi trong các món mặn vừa tăng thêm hương vị thơm ngon vừa có lợi cho sức khỏe. 

5. Ớt

an-ot-co-tac-dung-gi

Từ xa xưa, ớt đã được ca ngợi vì lợi ích sức khỏe. Tất cả là nhờ trong thành phần có chứa hợp chất tự nhiên capsaicin. Hợp chất có trong các loại trái cây, gia vị cay nóng này nổi bật với đặc tính chống viêm vượt trội. Chính vì vậy, hãy nhớ thêm một chút ớt vào món ăn hàng ngày.

Đọc thêm: Gia vị cay nóng và những lợi ích với sức khỏe không phải ai cũng biết

6. Tiêu đen

Nếu ớt quá nóng so với bạn, vậy thì bạn có thể dùng tiêu đen để thay thế. Hạt tiêu đen có vị cay, nóng dịu hơn nhưng vẫn có tác dụng chống viêm không hề thua kém. 

Hạt tiêu đen được đánh giá cao về hương vị và lợi ích kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm. 

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hợp chất tự nhiên piperine trong hạt tiêu đen có hiệu quả trong giai đoạn đầu của viêm cấp tính.

7. Đinh hương

tac-dung-cua-vi-thuoc-dinh-huong

Đinh hương là gia vị khá quen thuộc trong các gian bếp. Ngoài ra, nó còn là vị thuốc dân gian quý điều trị long đờm, đau bụng, buồn nôn, viêm miệng và viêm cổ họng. Ngoài ra, đinh hương cũng có đặc tính kháng viêm, ức chế sự phát triển của nấm gây bệnh.

Bột đinh hương là nguyên liệu trong các món nướng cùng nhiều món ăn mặn khác như súp, hầm, kho,… Bạn cũng có thể cho thêm một vài thìa đinh hương trong các đồ uống nóng như trà, cà phê,…

Chia sẻ bài viết này!

Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Go Top
Messenger
Gọi trực tiếp
WhatsApp
Zalo