ltx-parallax-layer
ltx-parallax-layer
Khám phá gia vị riềng

Riềng

Riềng hay Galangal có tên khoa học Alpinia là một chi thực vật lớn có trên 240 loài thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Vị cay thơm của Riềng tạo nên hương vị đặc trưng cho những món ăn như cá kho, súp, cà ri, tom yum.

Sẩn phẩm chứa Riềng

Riềng làm gia vị ẩm thực

Riềng làm gia vị

Riềng được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực của người châu Á từ rất lâu. Cũng giống như một số Gia Vị khác, Riềng biết đến ở châu Âu thông qua việc buôn bán gia vị thời Trung Cổ. Tuy xuất hiện khá khiêm nhường trong các món ăn nhưng mùi hương đặc trưng của chúng lại khiến người ta khó quên. Riềng có vị cay nhẹ, không đậm như gừng và có mùi thơm gần giống với cam quýt. Hương vị đặc trưng của riềng góp mặt trong nhiều món ăn bao gồm cà ri, súp, sốt sambal, các món hầm rau củ, đặc biệt cá kho và món Tré ( Nem bì) ở Việt Nam.

Sử dụng

Giống như gừng, riềng là một gia vị khử tanh rất tốt, chúng thường xuyên xuất hiện trong các công thức chế biến thịt cá, hải sản cùng tỏi, ớt và hành. Ở Ấn Độ, bột riềng được sử dụng trong các món cà ri và đồ uống. Người Thái dùng riềng để làm nên món Tom Yum nức tiếng, trong khi người Indonesia sử dụng chúng cho những món Soto truyền thống. Mùi vị và hương thơm đặc trưng của riềng không chỉ được sử dụng cho các món mặn mà còn được dùng để thêm vào các đồ uống như rượu và trà.

Sử dụng riềng trong các món ăn

Món ngon sử dụng Riềng

Giới thiệu Cây riềng

Riềng là một loại cây lưu niên thân thảo, sinh trưởng ở những vùng nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ. Loại cây này được phát hiện đầu tiên ở Indonesia sau đó được trồng ở nhiều nước như Ấn Độ, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Hoa của cây riềng tía có màu đỏ thắm, trông giống ngọn đuốc nên được ứng dụng để trồng làm cảnh trong vườn. Củ riềng hay còn gọi là rễ có kích thước lớn được thu hái vào mùa xuân, có thể dùng tươi hoặc đem phơi khô.

Giới thiệu về cây riềng

Khám phá gia vị khác

Go Top
Messenger
Gọi trực tiếp
WhatsApp
Zalo